Bạn đang có dự định sửa chữa nhà nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, điều mà bạn quan tâm nhất là sửa chữa như thế nào, chi phí ra sao, phương án để tiết kiệm được chi phí sửa chữa mà vẫn đảm bảo không gian, tối đa diện tích sử dụng. thì bài viết dưới đây của chúng tôi sẻ cho bạn biết được kinh nghiệm sửa chữa và cải tạo nhà củ ưng ý nhất.
Tham khảo bảng báo giá xây dựng của Bảo Hân Phát
-
Báo giá sửa chữa nhà trọn gói tại TPHCM
-
Báo giá thi công trần và vách thạch cao tại TPHCM
-
Báo giá sơn nhà tại TPHCM
1. Lập kế hoạch các nội dung (hạng mục) sửa chữa nhà củ.
-
Thống kê các hạng mục công việc cần sửa chữa cải tạo như; xây tường, nâng cấp điện nước, đóng thạch cao, cán nền, ốp gạch….
-
Lập dự toán chi phí cần sửa chữa và cải tạo ngay từ ban đầu, sẻ giúp bạn chủ động được nguồn kinh phí cần dùng cho công việc sửa chữa, để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý cho chi phí sửa nhà.
-
Nếu bạn cải tạo nhà như; nâng tầng, nâng tấm, nâng mái hoặc cải tạo xây thêm phòng… ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực, thì bạn cần phải kiểm tra đến khả năng chịu lực của kết cấu căn nhà, sự đồng bộ liên quan giữa kiến trúc và kết cấu.
-
Thời gian sửa chữa cải tạo căn nhà là bao lâu, để bạn cần có kế hoạch cho bản thân, thời gian hoàn thành của từng hạng mục để bạn tiện theo dõi tiến độ và kiểm tra chất lượng mặt khác còn dự trù được kinh phí để thuê nhà….
-
Các kế hoạch vận chuyển đồ đạc dọn mặt bằng bàn giao cho nhà thầu thi công.
-
Nhờ có những kế hoạch như trên mà gia chủ sẻ chủ động, chuẩn bị tốt nhất cho công việc sửa chữa nhà, thời gian phù hợp với bản thân, kinh phí chủ động cho việc sửa nhà.
Quy trình tiếp nhận và thi công sửa chữa nhà tại Bảo Hân Phát.
2. Trình tự thi công sửa chữa cải tạo nhà.
Khi tiến hành thi công bạn không nên vội vàng mà phải tuân thủ trình tự thi công từng hạng mục theo khoa học ví dụ như; thi công từ phần thô như hệ thống điện nước, cắt tường nâng cửa, thi công điện nước âm, san lấp mặt bằng… rồi đến phần hoàn thiện, thi công hoàn thiện từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp rồi mới vào các phần nội thất.
3. Kiểm tra kết và hệ thống điện nước của ngôi nhà:
-
Khi thực hiện sửa chữa và cải tạo ngôi nhà chúng ta nên kiểm tra kết cấu ngôi nhà, khả năng chịu lực của kết cấu dựa vào bản vẽ thi công của chủ nhà cung cấp.
-
Lịch sử của căn nhà đã trải qua các lần sửa chữa, quy mô sửa chữa lớn hay nhỏ, có thay đổi hệ kết cấu hay không…
Vì vậy việc kiểm tra các công việc trên sẻ giúp cho nhà thầu có những tính toán về các hạng mục cần sửa chữa, nhằm đảm bảo an toàn cho ngôi nhà trong quá trình khi sửa chữa và đưa vào sử dụng.
4. Thiết kế và sửa chữa cải tạo nhà theo phong thủy.
Việc sửa chữa cải tạo nhà theo phog thủy sẻ mang đến cho gia chủ sự an tâm khi ở trong ngôi nhà đó, mặt khác mang đến sự may mắn trong công việc làm ăn, tài lộc, sức khỏe đến cho gia chủ
5. Lựa chọn thiết kế phù hợp khi sửa chữa và cải tạo nhà.
-
Hãy liên hệ công ty Bảo Hân Phát để nhận được tư vấn và thiết kế miễn phí, việc lựa chọ thiết kế cho căn nhà rất quan trọng. sẻ hạn chế được các chi phí phát sinh sửa đi sửa lại trong quá trình đi vào công đoạn thực hiện sửa chữa nhà.
-
Ngoài ra việc thực hiện thiết kế còn nhằm mục đích cho việc xin phép sửa chữa và cải tạo căn nhà bạn.
6. Xin phép sửa chữa và cải tạo nhà.
Bạn phải xác định nhóm sửa chữa cải tạo cần thiết phải xin phép và nhóm không bắt buộc xin phép sửa nhà, và thủ tục xin phép sửa chữa nhà cần những gì.
6.1 Các công trình cần bắt buộc phải xin phép sửa chữa cải tạo bao gồm:
-
Sửa chữa cải tạo thay đổi kết cấu công trình, các hạng mục ảnh hưởng liên quan đến kết cấu chịu lực công trình.
-
Các công trình thay đổi kiến trúc như; nâng tầng, nâng mái, thay đổi vị trí cầu thang BTCT.
6.2 Các công trình không yêu cầu xin phép:
Sơn nhà, đóng trần thạch cao, sơn chống thấm, thay mái tôn…
7. Xin phép sửa chữa cải tạo nhà bao gồm.
-
Đơn xin phép xây dựng
-
Bản vẽ thiết kế cải tạo và bản vẽ hiện trạng.
-
Ảnh chụp hiện trạng công trình cần xin phép cải tạo.
-
Bản sao giấy tờ quyền sử dụng đất
*Lưu ý: Giấy phép xây dựng cải tạo nhà có thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp phép.
8. Lựa chọn nhà thầu:
-
Yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực.
-
Kinh nghiệm và năng lực thi công của nhà thầu
-
Uy tín và thương hiệu của nhà thầu.
-
Cơ sở thiết bị máy móc, nguồn lực công nhân, tiềm năng kinh tế.
-
Quy trình làm việc chuyên nghiệp của nhà thầu.
-
Giá cả cạnh tranh, phù hợp
-
Thái độ giao tiếp và hình thức làm việc của nhà thầu.
-
Tham khảo thêm các ý kiến chuyên gia.
9. Lựa chọn vật liệu đem vào sử dụng cho công trình.
Việc lựa chọn vật liệu sử dụng cho công trình sửa chữa và cải tạo là vô cùng quan trọng, bạn phải là người có kính nghiệm trong lĩnh vực xây dựng để tối ưu các chi phí phù hợp cho từng hạng mục, giúp gia chủ tiết kiệm được 1 khoản chi phí trong việc sửa nhà mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Sử dụng vật liệu đúng cách không gây lãng phí.
10. Tái sử dụng các vật liệu hoặc đồ nội thất còn sử dụng tốt.
-
Việc tận dụng tái sử dụng các đồ củ là 1 trong những lựa chọn hoàn hảo, giúp bạn tiết kiệm được chi phí cải tạo. như cửa sắt, khung sắt… có thể tái sử dụng và sơn sửa lại.
-
Đối với những đồ củ đã hư hỏng có thể tận dụng bán phế liệu hoặc những đồ nội thất đã lổi thời thì bạn nên thanh lý để thu về 1 khoản bù vào chi phí khác…
11. Tạo không gian xanh thông thoáng.
Thiết kế và thi công tạo được không gian thông thoáng với môi trường bên ngoài sẻ giúp không gian căn nhà trở nên trong lành hơn, giảm được nhiệt độ, làm tăng độ thẩm mỹ và điểm nhấn cho ngôi nhà.
Để tạo không gian xanh thông thoáng thì chúng ta có thể lựa chọn cách làm như sau:
-
Trồng cây tại sân thượng, mặt tiền nhà, trước cổng nhà, trong sân nhà, và tại các vị trí ô lấy sáng.
-
Làm tiêu cảnh thác nước tại ô giếng trời, sân sau…
-
Mở ô lấy sáng và lấy gió cho căn nhà.
12. Không nên phá dỡ tường gạch củ và nền gạch cũ.
Đối với nền gạch và tường gạch conf sử dụng được, chưa bị ố màu, trầy xước nhẹ bạn không nên đục lên hay trát lại nền mới mà chỉ cần vệ sinh và đánh bóng lại, việc làm này sẻ giúp gia chủ tiết kiệm 1 khoản chi phí lớn, để làm những công việc khác.
13. Chú trọng đến vấn đề an toàn cho những người tham gia công trình.
An toàn lao động trong xây dựng là một trong những tiêu quan trọng, do đó trong quá trình thi công cải tạo nhà, tất cả những ai vào công trình cần phải trang bị các thiết bị bảo hộ, an toàn lao động, phải có dây cảnh báo khu vực nguy hiểm, và giám sát an toàn lao động trong quá trình công nhân thi công. Tuân thủ quy đinh và quy tắc an toàn.
13. Thường xuyên bám sát công trình theo dõi quá trình thi công của nhà thầu
Việc gia chủ thường xuyên ghé công trình hoặc thuê đội giám sát sẻ giúp gia chủ tránh được những thất thoát không đáng có như; nhà thầu ăn gian vật liệu, thi công sai kỹ thuật, không bám sát bản vẽ….